Tranh cãi V-pop

Trên thế giới, các nền âm nhạc cũng đang vật lộn với tình trạng đạo nhạc và V-pop cũng không ngoại lệ. Một số ca khúc của Việt Nam thường lấy nhạc ngoại và làm lời Việt, Vấn đề tác quyền ở Việt Nam có nhiều tranh cãi... Một số ca sĩ bị gắn mác thảm hoạ như Phương My, HKT.

Nghệ sĩ Việt Nam, họ phải gặp rất nhiều rắc rối và một số thất bại của mình như điển hình là ca sĩ Mỹ Linh, cô sang thị trường Nhật Bản để phát hành album của mình nhưng cô không bán được đĩa nào và phải ngừng hợp tác để trở về Việt Nam, sau đó Mỹ Tâm cô nàng được xem là "Họa mi tóc nâu" hay "Nữ hoàng V-pop" đã có chiến dịch tấn công sang thị trường Hàn Quốc để cho ra một loạt đĩa đơn tiếng Hàn như Hãy đến với em, Ngày hôm nay, Dường như ta đã,... nhưng không mang lại sự thành công và chinh phục tại xứ sở kim chi mặc dù đã có sự giúp đỡ từ ông bầu Bi-Rain, tiếp đến chàng ca sĩ Nam Cường, khi anh phát hành album "It's me - Chính là anh" và phát hành tại Vương quốc Anh nhưng lại không mang mấy thành công, xem ra thị trường Việt Nam khó vượt qua biên giới và khó được ưa chuộng tại nước ngoài mặc dù họ rất cố gắng về kỹ năng của mình.[8]

Rất nhiều ca sĩ đã làm ảnh hưởng không ít đối với những ca sĩ chân chính, nghiêm túc trong nghệ thuật. Họ là những người không có khả năng ca hát tự phong danh hiệu, bắt chước các ca sĩ quốc tế để được nổi tiếng, lăng xê quá mức...[9]

Những năm gần đây cùng với sự bùng nổ của mạng Internet và ảnh hưởng của các nền âm nhạc khác như C-pop, K-pop, US-UK, nhiều nghệ sĩ Việt đã dính vào những bê bối về đạo nhạc, đạo thơ,... Một vài ví dụ điển hình như Châu Đăng Khoa bị tố đạo nhạc, đạo thơ, K-ICM dính vào bê bối ăn chặn tiền của Jack, Jack bị tố đạo nhạc thiếu nhi của Thái Lan bị cộng đồng mạng Thái Lan lên tiếng chỉ trích,... Nhiều nhóm nhạc bị tố là làm lố, ăn theo, thảm hoạ như Zero 9 (nay là Super 9), HKT,...

One-hit wonder

Mặc dù đã có sự hậu thuẫn và đạt được nhiều thành công trước đó, nhưng nhiều nghệ sĩ V-pop dần trở nên kém nổi tiếng về sau và không vượt qua được sự thành công trước đó của mình và dần bị gắn mác là "one-hit wonder". Như Quách Thành Danh, anh đã rất nổi tiếng với bản hit "Tôi là tôi" nhưng những sản phẩm sau này đều không đạt được sự thành công nào hết, kể cả khi ra mắt thêm "Tôi là tôi 2". Hay như trường hợp khác là Orange, sau khi phát hành "Người lạ ơi!" cô đã trở nên nổi tiếng nhưng những ca khúc về sau của cô mặc dù đạt được sự chú ý ban đầu nhưng đều bị hạ nhiệt nhanh chóng. Một số nghệ sĩ khác có thể kể tên là Vĩnh Thuyên Kim với "Teen vọng cổ", Kai Đinh với "Điều buồn nhất", Yanbi với "Thu cuối", Tiên Tiên với "Vì tôi còn sống", Khánh Phương với "Chiếc khăn gió ấm", Nhật Tinh Anh với "Vầng trăng khóc".

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: V-pop http://vnexpress.net/gl/van-hoa/2011/05/cac-tham-h... http://music.gmobile.vn/tin_tuc/h%E1%BB%93-ng%E1%B... http://thethaovanhoa.vn/van-hoa-giai-tri/1997-mot-... http://vnmedia.vn/VN/van-hoa/tin-tuc/58_295603/sao... http://vtc.vn/my-tam-duoc-vinh-danh-huyen-thoai-am... http://news.zing.vn/10-ky-luc-dac-biet-cua-My-Tam-... http://news.zing.vn/5-ca-khuc-gay-bao-chau-A-cop-m... http://news.zing.vn/Nhung-MV-hut-hang-chuc-trieu-l... http://news.zing.vn/Nhung-ca-si-Viet-vung-tay-lam-...